Quyền hạn và lập pháp Dewan_Negara

Dewan Negara có quyền lập dự thảo luật trừ các vấn đề tài chính và ngân sách. Bất kỳ dự luật nào đầu tiên cũng phải thông qua bởi Dewan Rakyat, sau đó được Dewan Negara thảo luận trong 3 phiên họp. Tại phiên họp đầu tiên, người đề xuất trình bày dự thảo với hội nghị. Phiên họp thứ 2 dự thảo được tranh luận. Phiên họp thứ 3 biểu quyết bác bỏ hoặc thông qua. Dewan Negara có thể không trực tiếp bác bỏ dự thảo, chỉ được phép trì hoãn trong vòng 1 tháng hoặc 1 năm trong hoàn cảnh nhất định.

Sau khi dự thảo được thông qua, sẽ được đệ trình lên nhà vua. Nếu nhà vua tỏ ra quan ngại hoặc trong vòng 30 ngày dự thảo không được thông qua thì sẽ được trả về Nghị viên với đề xuất sửa đổi. Dự thảo này tiếp tục phải được chấp thuận của 2 viện, sau đó tiếp tục đệ trình nhà vua, nếu nhà vua tỏ ra chần chừ không thông qua trong vòng 30 ngày thì dự thảo sẽ trở thành luật. Luật được công bố chính thức tại Công báo chính phủ và có hiệu lực kể từ khi công bố.

Mặc dù thành viên của Nghị viện có quyền miễn truy tố trong khi thảo luận, nhưng có 1 quy tắc bất khả xâm phạm là cấm thảo luận một số điều trong Hiến pháp, như Bahasa Malaysia là quốc ngữ chính hay đặc quyền Bumiputra.[2]